Trên kệ sản phẩm của các siêu thị có rất nhiều hàng hóa có mã vạch 899. Nhưng rất nhiều khách hàng không biết sản phẩm đó có nguồn gốc từ đâu. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
1, Cách xác định mã số mã vạch
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mã vạch khác nhau, trong mỗi mã vạch người ta lại chia thành nhiều Version khác nhau có mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ:
- UPC (UPC-A, UPC-B, UPC-C…)
- EAN (EAN-8, EAN-13, EAN-14)
- Code 128 (Code 128 Auto, Code 128-A..)…..
Hầu hết hàng hóa Việt Nam sử dụng mã vạch EAN 13 chữ số, vì vậy, bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách đọc mã vạch với loại mã vạch này.
Mã số EAN – 13 gồm 13 con số cấu tạo từ trái sang phải như sau:
- Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số đầu.
- Mã doanh nghiệp: có thể gồm 4, 5 hoặc 6 chữ số.
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp.
- Số cuối cùng là số kiểm tra hay còn gọi là số C.
Như vậy, để xác định xuất xứ sản phẩm thì chỉ cần 3 chữ số đầu tiên trong mã vạch. Đối chiếu với bảng mã số mã vạch trên, quý độc giả có thể xác định ngay được quốc gia xuất khẩu hàng hóa đó.
Mã vạch 899 của quốc gia nào?
Dựa theo bảng mã số sản phẩm chúng ta dễ dàng nhận thấy mã vạch 899 là của Indonexia. Vì vậy các sản phẩm có mã vạch bắt đầu bằng 3 con số 899 sẽ là những sản phẩm có xuất xứ từ Indonexia.
Theo sau 3 con số 899 là các số về mã doanh nghiệp, hàng hóa và số kiểm tra. Các số thể hiện cho mỗi loại hàng hóa khác nhau. Nhưng tóm lại cứ mặt hàng nào có 3 số 899 ở đầu mã vạch thì đó là sản phẩm xuất xứ từ Indonexia.
Cách xác định hàng hóa mã vạch 899:
Mặc dù cứ có mã vạch 899 xác định là sản phẩm xuất xứ từ Indonexia nhưng trong thực tiễn vẫn có trường hợp làm hàng trôi nổi. Vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn xác định hàng thật giả qua số C.
Chúng ta xác định số C như sau:
- Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
- Nhân kết quả bước 1 với 3
- Cộng giá trị của các con số còn lại
- Cộng kết quả bước 2 với bước 3
- Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.
Tuy nhiên nhiều khi việc bản tính toán theo cách thủ công trên sẽ mất thời gian nên hiện nay có ứng dụng quét mã vạch hàng hóa để truy xuất nguồn gốc hàng hóa một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên thực tế hiện nay hiện tượng làm giả mã vạch xuất hiện khá phổ biến. Do vậy ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa chúng ta cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như: kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng Tiếng Việt đối với hàng nhập khẩu, độ bóng, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục,….của sản phẩm phải được chi tiết, rõ ràng.
>> Tham khảo thêm bài viết:
- Hướng dẫn quét mã vạch để biết hàng thật – hàng giả nhanh chóng
- Mã vạch 893 là của nước nào? Một số mã vạch của các quốc gia trên thế giới