Bài viết tham khảo dưới đây chứa các thông tin hữu ích về các loại máy quét mã vạch 2D tiện dụng nhất, chắc chắn không thể dễ dàng bỏ qua.
1. Mã vạch 2D là gì?
Mã vạch 2D là hình ảnh đồ họa lưu trữ thông tin hai chiều ngang và dọc. Xây dựng như ma trận, có dữ lượng lưu trữ lớn hơn mã vạch 1D (các đường thẳng trắng đen xếp chiều ngang) rất nhiều.
Mã vạch 2D thường được sử dụng nhiều trong lưu trữ thông tin trên sản phẩm trong cửa hàng để liên kết đến đánh giá sản phẩm, cũng có những loại mã vạch 2D để liên kết với blog và các trang mạng xã hội cá nhân…
Các loại mã vạch 2D phổ biến nhất là: Datamatrix, PDF417, QR.
2. Các loại máy quét mã vạch 2D phổ biến và tiện dụng
2.1 Máy quét mã vạch 2D Honeywell Xenon 1900
- Sản phẩm có độ cảm biến tùy chình được tối ưu hóa.
- Công nghệ chụp ảnh cao, cho phép mở rộng chiều sâu và cải thiện khả năng quét mã vạch chất lượng thấp, cung cấp giải pháp ổn định cho chuỗi cung ứng.
- Máy có thể quét được các mã vạch: 1D, PDF, 2D,…
2.2 Máy quét mã vạch 2D Symbol DS6708
- Sản phẩm có nhều cải tiến, có thể đọc đa hướng
- Tốc độ quét nhanh, chính xác và không gian quét rộng.
- Có thể đọc được loại mã vạch: 1 chiều, 2 chiều, PDF417,…
2.3 Máy quét mã vạch Datalogic Gryphon I GPS4400
- Hình dáng của sản phẩm nhỏ gọn, phù hợp với quét các mã vạch có kính thước nhỏ hoặc cần quét nhiều trong không gian hẹp.
- Sản phẩm đọc mã vạch từ màn hình điện thoại, PDA, màn hình máy tính.
- Hộ trỡ định dạng hình ảnh của sản phẩm cũng rất đa dạng và cao, vô cùng tiện lợi.
3. Cách sử dụng máy quét mã vạch 2D
Để sử dụng máy quét mã vạch 2D, khách hàng phải nắm rõ những nội dung sau đây:
- Loại mã vạch cần quét. Với mỗi loại và nhóm loại mã vạch chỉ sử dụng được cho một loại máy quét mã vạch riêng, nên chọn máy quét mã vạch có thể quét được đa dạng mã vạch.
- Với mỗi môi trường sử dụng máy quét mã vạch, cũng nên có những máy quét có đặc điểm nổi trội phù hợp riêng.
- Nên chọn những nguồn cung cấp máy uy tín để có được chất lượng sử dụng cao nhất cũng như thời gian sử dụng tối đa, tránh lãng phí.